Skip to main content

Resilient Enterprise: Manufacturing Reimagined Through Digital Transformation

Resilient Enterprise:

Chính phủ Việt Nam coi chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu với sự phát triển và thịnh vượng liên tục của đất nước đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. Việc áp dụng các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và các giải pháp Công nghiệp 4.0 (I4.0) là những thành phần thiết yếu của quá trình chuyển đổi này. Hệ thống ERP hợp lý hóa quy trình kinh doanh, trong khi công nghệ I4.0 tích hợp các công nghệ tiên tiến như AI và IoT vào quy trình sản xuất, tạo ra các nhà máy thông minh hiệu quả và bền vững hơn. Để khuyến khích việc áp dụng, chính phủ đã khởi động chương trình "Made in Vietnam 4.0" và thiết lập một mạng lưới các nhà máy thông minh để giới thiệu những lợi ích của những công nghệ này.

Bosch đã đi đầu trong việc chuyển đổi kỹ thuật số bằng ERP và I4.0 cho các công ty của Bosch trên toàn thế giới. Bosch đã tổ chức Bosch Conversations, một phiên thảo luận về lãnh đạo tại Việt Nam xoay quanh chủ đề “Resilient Enterprise: Reimagined Manufacturing Through Digital Transformation” (Tạm dịch: “Doanh nghiệp kiên cường: Tái cấu trúc sản xuất thông qua chuyển đổi số”) để mang đến những quan điểm từ SAP và Bosch về ERP và chuyển đổi do Công nghiệp 4.0 dẫn đầu.

Buổi thảo luận được dẫn dắt bởi các chuyên gia ưu tú trong ngành, ông Trương Mạnh Cường, Key Segmentation Director SAP Vietnam; ông Trần Công Sơn, Customer Advisory Lead, Vietnam Industries, SAP; ông Dương Cẩm Tuấn, Bosch Solution Architect; Tiến sĩ Vũ Đình Thắng, IT Director, S/4HANA roll-out & QML Excellence Center, Bosch Digital, APAC; Tiến sĩ Khương Anh Dũng, Head, R&D Department, Product Engineering, Industry 4.0, IoT; ông G Krishna Kumar, Head, Center of Excellence, Digital Enterprise, Bosch SDS; ông Ramaswamy Ramesh, Business Head, Bosch SDS, APAC và ông Chetan Raj, Head, Digital Business Development (ASEAN), Bosch SDS.. Một số điểm chính đã thảo luận trong sự kiện này được tóm tắt như sau:

RISE WITH SAP

RISE WITH SAP – GROW WITH BOSCH

“Khả năng phục hồi/Tính kiên cường được định nghĩa là khả năng của một tổ chức bảo vệ, chống lại hoặc thích ứng với sự thay đổi ngắn hạn hoặc dài hạn.” – Simon Perry

Thuật ngữ “kiên cường” không còn xa lạ với mọi người trong hoàn cảnh khó khăn của đại dịch, khủng hoảng tài chính, v.v. vừa qua.

Ông Trần Công Sơn, Advisory Lead of SAP Việt Nam, đã chia sẻ ba cách tiếp cận để xây dựng chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu rủi ro với giải pháp SAP, bao gồm tận dụng các phân tích nâng cao, sử dụng giải pháp SAP digital supply chain (chuỗi cung ứng số) để tối ưu hóa hoạt động, quá trình làm việc với mạng lưới các đối tác và nhà cung cấp. Những cách tiếp cận này rất cần thiết để quản lý rủi ro và đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh trong thời kỳ gián đoạn:

1. Kết nối mọi quy trình trong chuỗi cung ứng và trong toàn doanh nghiệp của bạn.

2. Bối cảnh hóa mọi quyết định liên kết dữ liệu hoạt động và kinh doanh với nhau theo thời gian thực trong suốt quá trình làm việc.

3. Cộng tác với hệ sinh thái của bạn để tạo kết nối số với tất cả các đối tác.

Bosch quản lý thành công quá trình chuyển đổi S/4HANA đầy thách thức với giải pháp SAP

Vừa là nhà cung cấp dịch vụ vừa là doanh nghiệp sử dụng SAP, Bosch đã quản lý thành công một trong những chuyển đổi S/4HANA lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Dự án liên quan đến khoảng 1.500 quy trình và khoảng 15 hệ thống SAP ERP. Trong cuộc thảo luận này, ông Krishna Kumar, Giám đốc, Trung tâm Xuất sắc, Doanh nghiệp Kỹ thuật số, Bosch SDS đã giới thiệu cách Bosch đã giúp một doanh nghiệp xây dựng Xương sống Kỹ thuật số (Bosch Digital Backbone) của mình bằng các giải pháp SAP.

Đối với Bosch, một công ty AIoT hàng đầu, hoạt động kinh doanh dựa trên dữ liệu là rất quan trọng. Công ty đã sử dụng các giải pháp SAP như SEO, TRANS4M, BBM DIF và BMLP để xây dựng lại cơ sở hạ tầng của mình với các quy trình, mô hình kinh doanh và CNTT phù hợp với tương lai. Các giải pháp này sẽ kích hoạt các quy trình NextGen và CNTT cho Bosch, thiết lập nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số của Bosch.

CÔNG NGHIỆP 4.0: NHÀ MÁY CỦA TƯƠNG LAI

Ông Trương Mạnh Cường, Key Segmentation Director of SAP Việt Nam, tham dự chia sẻ trong buổi hội thảo về chủ đề Công nghiệp 4.0. Ông nhấn mạnh các phương pháp SAP là chìa khóa thành công trong nỗ lực này:

1. Kết nối toàn bộ công ty điều phối kỹ thuật, sản xuất, logistics, bảo trì và dịch vụ để thay đổi cách bạn làm việc.

2. Chuyển đổi mô hình kinh doanh hướng theo dữ liệu (data-driven business) với công nghệ tiên tiến vào các quy trình kinh doanh để cải thiện năng suất và sự linh hoạt của bạn trong môi trường công nghiệp.

3. Chuẩn hóa và mở rộng các quy trình trong các hoạt động toàn cầu với công nghệ điện toán đám mây và điện toán biên để mở rộng khả năng đáp ứng của giải pháp Công nghiệp 4.0.

Bosch minh họa phương pháp thực tế để xây dựng Nhà máy Thông minh tại sự kiện

Bosch đã nghiên cứu các giải pháp Công nghiệp 4.0 từ năm 2011, với trọng tâm là hỗ trợ kết nối và chế tạo robot, thiết bị cảm biến và thiết bị hoạt động liền mạch với nhau. Công ty cũng đã áp dụng các công nghệ tiên tiến như IoT Cloud, 5G, AI/ML, thị giác máy tính và thực tế tăng cường/ảo vào hoạt động của nhà máy thông minh.

Trong sự kiện thảo luận này, Tiến sĩ Khương Anh Dũng, Trưởng phòng R&D, Kỹ thuật sản phẩm, Công nghiệp 4.0 và IoT của Bosch, đã giới thiệu một cách tiếp cận thực tế để xây dựng các nhà máy thông minh bằng cách sử dụng nhiều lớp giải pháp từ tầng sản xuất đến tầng cao nhất. Bằng cách tận dụng sự kết hợp giữa các nền tảng kỹ thuật số và giải pháp phần mềm, Bosch đã xây dựng thành công một nhà máy thông minh hiệu quả hơn, nhanh hơn và có thể thích ứng với các điều kiện thị trường luôn thay đổi.

Resilient Enterprise: Manufacturing Reimagined Through Digital Transformation

Theo ông Dương Cẩm Tuấn, Kiến trúc sư Giải pháp của Bosch, chuyển đổi số rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong tất cả các ngành, đặc biệt là sản xuất. Bằng cách chuyển đổi các quy trình và hoạt động sản xuất, đồng thời kết nối tất cả các luồng giá trị vào một hệ thống duy nhất, các công ty có thể đạt được lợi thế cạnh tranh và vượt qua các thách thức của thị trường như gián đoạn chuỗi cung ứng, chi phí năng lượng, chi phí vận hành và sự không chắc chắn về lực lượng lao động.

Vào cuối sự kiện, khách hàng đánh giá cao và ghi nhận rằng các ý tưởng và cuộc thảo luận đã giúp họ hình dung ra bức tranh thực tế về việc xây dựng một doanh nghiệp có khả năng chống chịu thông qua các giải pháp chuỗi cung ứng, triển khai ERP và các sáng kiến nhà máy thông minh.

Author:

Mr. Chetan Raj, Head, Digital Business Development (ASEAN), Bosch SDS